Mỗi người có thể tự tìm cho mình một phương pháp học ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm của một số người thành công trong việc học ngoại ngữ cũng rất cần thiết và có ích. Lara Lomubus là một nữ phiên dịch nổi tiếng của Hungari. được tôn xưng là một kỳ tài ngoại ngữ. Bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan…

Để hồi đáp những bức thư thỉnh nguyện từ khắp nơi trên thế giới, bà đã khái quát kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân sau nhiều nǎm mày mò học tập như sau:

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
Cǎn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút.
Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà học tập, do sau đó không bị tác động của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phương pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, kể cả những người có nghị lực cũng không là ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học, chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem bǎng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được.
Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả nǎng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ.
Nghĩa là cần phải ghi nhớ những cái đã được khẳng định là đúng. Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện.
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem bǎng, tham dự các buổi đàm thoại.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có các từ, ngữ pháp, cú pháp và tập quán.

10- Cần phải tự tin, kiên trì mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài nǎng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi", nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được.

Học ngoại ngữ và để sử dụng được ngoại ngữ cần phải có một quá trình. Với mức độ cao hơn là làm chủ được ngoại ngữ đó, bạn cần nắm được vốn từ vựng cần thiết,
hiểu được các dạng ngữ pháp cơ bản, phải học, ôn luyện và thực hành nhiều ngày, nhiều giờ và nên lưu ý là khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng vào bản thân, tin rằng mình sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ

thành công... Vì thế, hãy đừng nôn nóng! Đối với việc học ngoại ngữ, kinh nghiệm cho thấy: “đầu tư thời gian” cũng là một yếu tố quan trọng.